Sáng ngày 29/8, bệnh nhân đến bệnh viện để chăm sóc bố, tại cổng vào được làm xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng phương phát test nhanh kháng nguyên có kết quả dương tính, sau đó lấy mẫu làm xét nghiệm PCR tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực cho kết quả mắc Covid-19.
Ngay sau đó CDC Thanh Hóa đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực truy vết được được 48 F1 (tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực có 37 F1; xã Quảng Long, huyện Quảng Xương có 11 F1). Tất cả các F1 đều được đưa tới khu cách ly theo quy định.
![]() |
Lực lượng y tế truy vết thần tốc các F1,2 |
Hiện Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực cũng tiến hành phong tỏa toàn bộ tòa nhà 9 tầng (nơi bệnh nhân thường lui tới chăm sóc bố), đồng thời tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân từ 18h ngày 29/8, cho đến khi có thông báo mới.
Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) cũng đã có quyết định giãn cách xã hội toàn bộ 286 hộ gia đình với hơn 1.000 nhân khẩu ở thôn Xuân Tiến, xã Quảng Long theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Lê Dương
Ngày 30/8, Việt Nam ghi nhận 14.224 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 14.219 ca ghi nhận trong nước.
" alt=""/>Bệnh viện tư nhân lớn nhất Thanh Hóa trở thành ổ dịch CovidHiện tại, thương hiệu Pantech vẫn còn nhưng chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như VR/AR, IoT và không còn liên quan gì đến smartphone.
BlackBerry
BlackBerry có lẽ là một cái tên đầy hoài niệm với những người dùng văn phòng nhờ tính bảo mật cao và thiết kế bàn phím QWERTY trứ danh. Tuy nhiên, cái chết được dự báo trước của BlackBerry đã đến vào năm 2007 khi Apple ra mắt iPhone thế hệ đầu tiên. Trong cuộc chiến phần mềm, Android và iOS đã khiến các hệ điều hành của Microsoft hay BlackBerry chết dần chết mòn bởi sự ghẻ lạnh của các nhà phát triển.
![]() |
BlackBerry nổi tiếng với bàn phím cứng QWERTY và hãng vẫn trung thành với thiết kế này ở kỷ nguyên màn hình cảm ứng, phím ảo |
Hệ quả là đến năm 2016 với chỉ 23 triệu người dùng trên toàn cầu (so với thời hoàng kim năm 2012 với 80 triệu người), Dâu đen buộc phải chuyển sang mô hình kinh doanh nhượng quyền cho đối tác Trung Quốc. Đến tháng 08/2020, hợp đồng với TCL chính thức chấm dứt khiến điện thoại BlackBerry tiếp tục “chết” thêm lần nữa.
Hiện tại, BlackBerry đã bán 90% thương hiệu cho Huawei để tập trung hoàn toàn cho IoT và lĩnh vực phần mềm bảo mật.
HTC
Xuất phát điểm là một nhà sản xuất Đài Loan chuyên gia công điện thoại cho nhà mạng viễn thông của Mỹ, HTC đã dần làm chủ công nghệ và tự cho ra đời các dòng sản phẩm mang thương hiệu riêng như máy tính bỏ túi (PDA) rồi điện thoại có phím bấm chạy hệ điều hành Windows Mobile.
Ở kỷ nguyên Android, HTC đã liên tục cho ra đời các dòng điện thoại One, Desire để mau chóng chiếm lĩnh thị phần. Kết quả là đến cuối năm 2010, HTC thống trị thị trường smartphone ở Mỹ với đội ngũ nhân lực trải khắp toàn cầu lên tới 19.000 người.
![]() |
HTC từng chiếm lĩnh thị trường Mỹ với hai dòng sản phẩm chủ lực là One và Desire |
Những năm sau đó, HTC bắt đầu đuối sức trong cuộc đua bằng sáng chế và đốt tiền với các đối thủ như Apple hay Samsung ở Mỹ. Năm 2016, hãng bắt đầu tái cấu trúc bộ phận smartphone nhưng không thành và đến năm 2017 đã bán phần lớn bằng sáng chế với cái giá 1,1 tỷ USD đi kèm việc chuyển giao hơn 2.000 nhân sự cho Google.
Ngày nay, thương hiệu HTC vẫn còn bán smartphone nhưng tập trung chủ yếu vào dòng sản phẩm VR hợp tác với Valve trong lĩnh vực gaming.
Motorola
Motorola là công ty viễn thông lâu đời và có truyền thống của Mỹ, từng sáng tạo ra chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới. Nhưng hãng này cũng không tránh khỏi kết cục bi đát dành cho kẻ ngủ quên trên chiến thắng. Công ty thua lỗ kỷ lục 4,3 tỷ USD vào năm 2009 dẫn tới sự kiện chia tách Motorola Mobility và Motorola Solutions vào năm 2011.
![]() |
Dòng sản phẩm của Motorola với logo chữ M quen thuộc |
Trong đó, Motorola Mobility tiếp tục bị Google mua lại vào năm 2012 với giá 12,5 tỷ USD mà chủ yếu là kho bằng sáng chế khổng lồ mà công ty này nắm giữ khi đó. Nhưng gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm cũng không thể cứu vớt nổi con tàu sắp đắm này và đành cắn răng bán lại cho Lenovo vào năm 2014 với giá chỉ vỏn vẹn 2,91 tỷ USD.
Ngày nay, thương hiệu Motorola dưới cái bóng của Lenovo vẫn tồn tại, nhưng chỉ chiếm dưới 10% thị phần ở Mỹ và gần như rất khó để tìm thấy sự hiện diện ở các thị trường khác.
Sony Ericsson
Được thành lập vào năm 2001, Sony Ericsson là liên doanh giữa công ty điện tử Sony của Nhật Bản và nhà mạng viễn thông Ericsson của Thụy Điển. Năm 2007, Sony Ericsson nắm giữ 9% thị phần toàn cầu, là nhà cung cấp điện thoại lớn thứ tư thế giới mà đỉnh cao chính là dòng máy nghe nhạc Walkman và sau đó là dòng điện thoại Xperia.
Tuy nhiên, việc chậm chân trước đối thủ đã khiến liên minh này mất dần thị phần, đồng thời phải gồng mình chịu lỗ cho mỗi chiếc điện thoại bán ra. Điều này buộc Sony phải bỏ ra 1,47 tỷ USD thâu tóm toàn bộ cổ phần của Ericsson nhằm tái cấu trúc liên doanh dưới cái tên mới Sony Mobile.
![]() |
Liên minh Sony Ericsson từng rất nổi tiếng với dòng sản phẩm điện thoại Walkman |
Dù vậy, dưới thương hiệu mới, smartphone của Sony vẫn bán ra vô cùng ế ẩm và lần này đến lượt các mảng khác của Sony phải gồng mình chịu lỗ cho Sony Mobile. Trong cả năm tài chính 2019, Sony chỉ bán được 3,2 triệu chiếc điện thoại trên toàn cầu so với thời hoàng kim 103 triệu máy tiêu thụ năm 2007.
Chưa có số liệu mới nhất của năm tài khóa 2020, nhưng Sony Mobile chỉ dám đặt kỳ vọng vào một quý có lãi đầu tiên sau nhiều năm chìm trong thua lỗ.
Nokia
Là một cái tên vô cùng quen thuộc với người Việt Nam, điện thoại Nokia từng thống trị thế giới những năm 2000 cho tới khi những kẻ tham vọng như Apple, Google hay Samsung trỗi dậy. Chiến lược bắt tay với Microsoft làm Windows Phone vào đầu thập niên 2010s cũng không đem lại kết quả tích cực cho Nokia. Dẫu vậy, gã khổng lồ phần mềm Hoa Kỳ vẫn quyết định chơi “tất tay” khi bỏ 7 tỷ USD mua lại mảng di động của Nokia năm 2014 để thành lập Microsoft Mobile.
![]() |
Microsoft mua lại Nokia để thúc đẩy thị phần Windows Phone nhưng cuối cùng vẫn phải chịu thất bại cay đắng |
Nhưng chưa đầy hai năm sau, Microsoft đã phải bán tống bán tháo thương hiệu Nokia cho HMD của Phần Lan với cái giá 350 triệu USD. Một phần của thỏa thuận này, nhà máy Microsoft Mobile Bắc Ninh (mà trước kia là của Nokia) đã được bán lại cho một công ty con của Foxconn (Trung Quốc).
LG
Mảng điện thoại của LG chính là cái tên xấu số mới nhất gia nhập hàng ngũ những thương hiệu chết dần chết mòn vì vinh quang của quá khứ. Sau 5 năm thua lỗ số tiền kỷ lục 4,5 tỷ USD, CEO Kwon Bong-seok của LG đã cân nhắc đến việc bán mảng smartphone và rút chân hoàn toàn khỏi thị trường vào năm 2022, theo báo Hàn. Trong đó, nổi lên một bên mua tiềm năng đến từ Việt Nam sẽ nhảy vào thương vụ mua lại mảng điện thoại của LG ở Mỹ.
![]() |
LG từng có những sản phẩm ấn tượng nhưng chưa đủ tốt |
Nhưng lần cuối cùng người ta có thể nhìn thấy LG cạnh tranh sòng phẳng với Apple hay Samsung ở thị trường này là vào năm 2015. Sau đó, LG có cho ra đời một vài sản phẩm nổi bật nhưng hoặc là quá sớm, hoặc là quá muộn và không thể tiếp cận người dùng cuối.
Phương Nguyễn (tổng hợp)
Nhiều khả năng, phiên bản smartphone tiếp theo của Apple sẽ mang tên iPhone 12S vì hãng muốn tránh số 13, bị cho là không may mắn.
" alt=""/>Những thương hiệu điện thoại vang bóng một thờiTrong bối cảnh thị trường BĐS TP.HCM khan hiếm nguồn cung dự án ở nhiều phân khúc, giới đầu tư có xu hướng dịch chuyển về các địa phương lân cận. Trong đó, Bình Dương được xem là khu vực có nhiều tiềm năng.
Theo một đơn vị nghiên cứu thị trường, giai đoạn đầu năm 2021, trong số các tỉnh thành lân cận TP.HCM, Bình Dương là thị trường được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hiện tại, mức độ quan tâm của nhà đầu tư BĐS tại khu vực này đã vượt qua Long An và Đồng Nai.
Trong vòng bán kính từ 20 - 50km, số lượng tìm kiếm BĐS tại khu đô thị vệ tinh TP.HCM tăng rõ rệt trong những tháng đầu năm 2021, trong đó, nổi bật là phân khúc căn hộ chung cư trung cấp.
![]() |
Các chuyên gia lý giải, sở dĩ Bình Dương trở thành tâm điểm thu hút nhà đầu tư là bởi nguồn cung dự án nhà ở tại TP.HCM đang khan hiếm. Trong vòng 2 năm trở lại đây, nguồn cung dự án nhà ở tại TP.HCM chỉ “nhỏ giọt”, dù phân khúc căn hộ cao cấp chiếm ưu thế nhưng vẫn khó đáp ứng nhu cầu.
Bình Dương nổi lên với lợi thế vị trí địa lý nằm ngay cửa ngõ phía đông của TP.HCM. Đặc biệt, nhờ tiếp giáp TP.HCM, Bình Dương “hưởng lợi” từ hệ thống giao thông kết nối giữa 2 địa phương đã được đầu tư bài bản, tạo điều kiện thuận lợi cho BĐS Bình Dương phát triển.
Theo quy hoạch, Bình Dương sẽ tập trung phát triển quốc lộ 13 đoạn từ trung tâm Lái Thiêu đến đường Nguyễn Văn Tiết thành đại lộ trung tâm tài chính, dịch vụ, kinh tế lớn của tỉnh. Trong tương lai, các khu trung tâm thương mại, tháp biểu tượng, tháp tài chính, văn phòng phục vụ cho đội ngũ chuyên gia nước ngoài sẽ tập trung trên trục đại lộ này.
Phân khúc căn hộ chiếm ưu thế
Bình Dương lâu nay được biết đến là “thủ phủ” khu công nghiệp. Đây là địa phương nổi bật về sản xuất công nghiệp với 48 khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn, chiếm 1/4 diện tích khu công nghiệp toàn miền Nam. Tỷ lệ dân nhập cư chiếm phần lớn, nhu cầu về nhà ở luôn ở mức cao.
Ngoài ra, với dân số khoảng 2,4 triệu người và ngày càng nhiều gia đình trẻ, thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, người dân mong muốn an cư ở Bình Dương ngày càng có những tiêu chuẩn cao hơn về không gian, chất lượng sống. Do đó, các khu chung cư hoặc các khu phức hợp đa tiện ích dần trở thành xu hướng sống chủ đạo trong tương lai tại đây.
![]() |
Dự kiến, trong năm nay, Bình Dương sẽ mở rộng 8 khu công nghiệp, thu hút hơn 9 tỷ USD vốn FDI và thu hút số lượng khoảng 63.000 chuyên gia nước ngoài đến làm việc. Ngoài lợi thế “thủ phủ” khu công nghiệp, Bình Dương sẽ trở thành thị trường BĐS tiềm năng, đón nguồn cung 12.000 căn hộ đến từ 8 dự án.
Nhằm đón sóng thị trường, Vạn Xuân Group vừa tung ra thị trường giai đoạn 2 dự án Happy One - Central tại TP. Thủ Dầu Một. Đây là dự án thuộc phân khúc căn hộ cao cấp, theo tiêu chuẩn “nhà thông minh”. Dự án được xây dựng trên khu đất rộng hơn 10.000m2 với 2 block cao 40 tầng, cung ứng ra thị trường 1.291 căn hộ cao cấp (diện tích 49 - 125 m2/căn) và 13 căn shophouse.
Dự án có các tiện ích như công viên, hồ bơi tràn bờ, phòng tập gym, yoga, đường chạy bộ, khu vui chơi, khu BBQ, bãi đỗ xe, tạo nên một khu compound khép kín với hệ thống an ninh nghiêm ngặt…
Chỉ cách Đại lộ Bình Dương khoảng 300m, từ dự án, cư dân có thể dễ dàng kết nối với các tiện ích sẵn có của khu vực như như bệnh viện, sân vận động, siêu thị, bến xe, trường học các cấp, trung tâm thương mại… hay di chuyển đến các khu công nghiệp lớn của Bình Dương để làm việc.
Tấn Tài
" alt=""/>Bình Dương hưởng lợi quy hoạch, bất động sản được đà tăng tốc